Tài liệu tham khảo
Tác phẩm: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ

7/10/2013

Kính thưa các thấy cô!

Các em học sinh thân mến!

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá cao vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử của dân tộc.

Năm 1966, trong lễ kỷ niệm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, Người nói: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta. Trong thời kỳ hoạt động bí mật và trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phụ nữ ta đều có công lao to lớn”.

Người khẳng định: Giải phóng phụ nữ vừa là nhiệm vụ vừa là yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Ngay từ khi thành lập Đảng năm 1930, trong chương trình vắn tắt của Đảng, Người đã ghi rõ: “Về phương diện xã hội, thực hiện nam nữ bình quyền”. 

   Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện và chụp ảnh với đại biểu nữ dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).  

Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Hiến pháp đầu tiên của nước ta, tại điều 24 đã ghi: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Và Bác nói: “Phụ nữ là một phần nửa của xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có một nửa”.

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trong buổi lễ lớn đón nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, lúc chào cờ và hát bài Tiến quân ca, Các nhà báo nước ngoài có mặt tại Ba Đình đã rất chú ý đến hai người phụ nữ Việt Nam, đã được vinh dự làm công việc kéo cờ đ - Một biểu tượng về quyền bình đẳng và chứng tỏ một nhận thức to lớn về vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ mới và trong cả lịch sử dân tộc.

Thưa các thầy cô, các em học sinh thân mến!

Tác phẩm: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ mà tôi chọn giới thiệu cùng các thầy cô nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10 hôm nay gồm 3 phần:

Phần 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định về vai trò, vị trí và những đóng góp của phụ nữ VN trong lịch sử dân tộc và Người quan tâm đến việc xác lập, đảm bảo quyền bình đẳng và chăm lo đến sự tiến bộ của phụ nữ.

Phần 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ. Phần này tập hợp, trích dẫn những  từ rất  nhiều văn kiện, phát biểu của Bác từ năm 1941 đến ngày 29/8/1969

Phần 3: Những câu chuyện kể về tình cảm, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế. 

Sau đây là một vài câu chuyện nhỏ nói lên sự quan tâm đặc biêt của Bác đối với phụ nữ . Đồng chí Vũ Kỳ- Thư ký của Bác kể lại:

“Tôi thường hay được đi với Bác, đến đâu tôi cũng thấy Bác quan tâm đến vị trí và quyền bình đẳng của chị em phụ nữ. Một lần tới một hội nghị, nhìn suốt dọc hội trường, rồi Bác hỏi:

- Này các chú, phụ nữ đâu mà không thấy chị em ngồi ở hàng đầu.

Rồi Bác hỏi to:

- Các cô gái có đây không? Tiếng đáp: Có ạ!

- Vậy mời lên đây ngồi! Ngay việc ngồi cũng không bình đẳng!

Bác Hồ nói thêm: Phụ nữ muốn được bình đẳng, không phải bảo Đảng và Chính phủ hay nam giới mời lên ngồi mới ngồi, mà phải tự đấu tranh phấn đấu giành lấy.

Thường khi đi tới đâu hoặc làm việc gì, Bác Hồ cũng luôn luôn nhắc đến vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Không phải chỉ quan tâm, mà Bác còn nêu cao vai trò to lớn và sức mạnh của phụ nữ trong công cuộc cách mạng.

Người đã tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Năm 1952, trong thư gửi phụ nữ Việt Nam, Bác Hồ đã viết: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”.

Tháng 10-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tay viết bức trướng: “Phụ nữ Việt Nam/ Dũng cảm đảm đang/ Chống Mỹ cứu nước” tặng cho Hội LHPN Việt Nam.

Người đã nói trong lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Hội: Hội LHPN Việt Nam mới 20 tuổi. Nhưng truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam ta đã có gần hai nghìn năm và ngày càng phát triển. Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc cứu dân cho đến ngày nay, mỗi khi nước nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Sau khi nêu lên những tấm gương như mẹ Suốt, cô Nguyễn Thị Định, chị Út Tịch, Tạ Thị Kiều, Trần Thị Vân và nhiều chị em khác, Bác nói “Từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, phụ nữ Việt Nam ta thật là anh hùng”.

Chị Hoàng Thị Ái kể: Thời kỳ cơ quan Hội LHPN ở chiến khu Việt Bắc, một hôm Bác Hồ đến thăm. Bác đem đến ba cái áo len rất đẹp. Chúng tôi thưa với Bác không dám nhận, xin để Bác dùng. Bác bảo:

- Bác có biếu các cô đâu mà các cô từ chối. Đây là Bác đem đến cho các cô để các cô biết cách trọng người già. Một cái các cô đem biếu bác Tôn Đức Thắng, một cái các cô biếu mẹ liệt sĩ Bùi Thị Cúc, còn một cái để dành đấy, khi cần thì có tặng phẩm mà dùng.

Đây là những chiếc áo phụ nữ các nơi gửi lên biếu Bác, thế mà Bác lại chuyển cho Hội LHPN Việt Bắc cùng với một bài học thật là sâu sắc. Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục phụ nữ.

Ngoài việc luôn chăm lo đời sống chung cho nhân dân, Bác còn đặc biệt quan tâm rất nhiều đến phụ nữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là người Bác vô cùng kính yêu của phụ nữ Việt Nam, của dân tộc Việt Nam./.

 

 

 
Trang chủ Bản in Đầu trang Lưu trang Gửi trang Quay lui
Các bài khác.
Giới thiệu sách chào mừng Quốc tế phụ nữ 8-3: Gương sáng nữ Việt
Những gương mặt giáo dục Việt Nam
Giới thiệu sách: Tác phẩm kỷ yếu Hoàng Sa
Thư mục chuyên đề: Toán và Tiếng Việt lớp 4
Thư mục chuyên đề: Toán và Tiếng Việt lớp 3
Thư mục chuyên đề: Toán và Tiếng Việt lớp 1
80 đề kiểm tra Toán tiểu học cơ bản và nâng cao
Toán phát triển trí thông minh lớp 1
Toán bồi dưỡng học sinh lớp 1
Bài tập thực hành Tiếng việt 1
Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới - Macxim Gorki
Ngày 5-3-1930, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo "Phong trào Cách mạng Việt Nam" gửi Quốc tế Cộng sản Đông Dương
Sự kiện cần quan tâm
Hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam
Buổi sinh hoạt dưới cờ thật nhiều cảm xúc
Liên đoàn lao động quận Thanh Khê tổ chức hội thao Công nhân - viên chức - lao động quận Thanh Khê
Công khai các khoản thu chi ngân sách nhà nước năm 2022 và 2023
Kho bài giảng Elearning cấp Tiểu học và ngân hàng bài kiểm tra tham khảo khối 1, 2, 3
Sự khác nhau của giáo dục Stem và Steam
Bảng cam kết không thu các khoản trái quy định
Kế hoạch giãn thu các khoản thu năm học 2023-2024
Thu các khoản thu đầu năm học 2023-2024
 
 
 
THỐNG KÊ WEBSITE
Số người đang online: 2
Lượt truy cập: 683025
 
Website liên kết
Liên kết khác
  Copyright © 2005 - 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN. Thiết kế bởi VinaWise
Địa chỉ: 390 Hà Huy Tập, Q. Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng - Điện thoại: +84.0236.3842251