Tư vấn giáo dục
Gian truân dạy HS tự kỷ

8/11/2012

Những năm gần đây ngành GD-ĐT đã nỗ lực đưa HS tự kỷ vào môi trường GD hòa nhập. Cách làm này đã góp phần giúp chính HS tự kỷ có thêm cơ hội trong cuộc sống tương lai cũng như làm vơi đi khó khăn, vất vả của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, để thay đổi được hành vi cũng như nhận thức, hơn thế nữa là dạy cho các em lĩnh hội vốn tri thức nhất định chính là nhờ công dạy dỗ của các thầy cô giáo.

Gia tăng trẻ tự kỷ

Theo thống kê, ở nước ta hội chứng tự kỷ mới được chẩn đoán gần 10 năm trước nhưng đã phát triển rất nhanh. Năm 2003, bệnh viện Nhi đồng I chỉ điểu trị 2 trẻ, đến năm 2007 là 170 trẻ, năm 2008 có 450 trẻ, năm 2009 có 950 trẻ, năm 2010 có 1.792 trẻ nhưng năm trước con số này đã lên tới 2.200 trẻ. Thế nhưng, trong số đó có tới 50% trẻ tự kỷ dạng điển hình, còn lại thể nhẹ và trung bình.

Tuy nhiên, số lượng trẻ tự kỷ lại chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Đây chính là gánh nặng lớn cho việc GD hòa nhập đối với các nhà trường khi không có đội ngũ GV chuyên biệt tham gia giảng dạy trực tiếp. Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết hiện có trên 1000 trẻ tự kỷ đang học cấp tiểu học. Song đây chưa phải là con số thực tế. Bởi không ít HS có biểu hiện tự kỷ hoặc khuyết tật về trí tuệ nhưng các bậc phụ huynh vẫn chưa dám đối mặt, chưa thừa nhận.

Biểu hiện ở trẻ tự kỷ là mắc các khiếm khuyết về giao tiếp như không giao tiếp bằng mắt, không có giao tiếp bằng cử chỉ cơ thể, không chia sẻ các cảm xúc buồn vui… Trẻ nói không rõ tiếng hoặc chỉ nói được một vài từ, không biết cách biểu đạt nguyện vọng bằng ngôn ngữ… Trong cách chơi, trẻ thường chơi theo một mô-típ đơn giản nhất định, lặp đi lặp lại, tự chơi một mình không thích chơi với bạn bè. Nguyên nhân của tự kỷ được xác định có nguồn gốc sinh học trong cơ thể; có thể do tổn thương của não, do gen, do ô nhiềm môi trường sống…

Kinh nghiệm dạy HS tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường có biểu hiện khoảng từ một đến ba tuổi, nếu được can thiệp kịp thời về y tế, giáo dục tự kỷ có thể thuyên giảm hoặc khỏi. Nếu không, trẻ có thể lớn lên mà không thể tự lập được trong cuộc sống. Cho đến nay chưa có phương pháp nào được khoa học kiểm chứng và khẳng định chữa khỏi tự kỷ. Mỗi phương pháp đều có thể tốt trên một số trường hợp, nhưng lại không hiệu quả với một số trường hợp khác. Nhưng chủ yếu vẫn chỉ là điều trị tâm lý chứ không có thuốc dùng.

Rõ ràng, việc gia tăng trẻ tự kỷ sẽ tạo thêm áp lực cho ngành GD khi chính các em đến tuổi đi học. Dạy HS bình thường đã vất vả, với GV dạy HS tự kỷ càng vất vả hơn nhiều. Đó là cảm nhận từ chính công việc hàng ngày của mỗi thầy cô giáo trong các trường học hiện có HS tự kỷ GD hòa nhập. Trong lớp học, trẻ tự kỷ thường lầm lì, ít nói, nhất là thời gian đầu hòa nhập với trường lớp, cô giáo hỏi HS thường không trả lời, ít biểu hiện cảm xúc, không giơ tay phát biểu ý kiến. Các em không thích hoạt động theo nhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi. Thế nhưng, chỉ qua một học kỳ, GD hòa nhập đem lại hiệu quả. Nhất là khi tốt nghiệp Tiểu học, HS đã biết đọc, biết viêt, biết làm những phép tính toán đơn giản.

Việc tăng cường GD hòa nhập, giúp trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ tự kỷ có cơ hội đến trường đã cho thấy những năm gần đây số lượng HS tự kỷ ngày càng tăng

Với các em thể nhẹ, việc GD hòa nhập dễ dàng hơn rất nhiều với các em mắc bệnh nặng hơn. Do vậy, khi dạy học cho đối tượng này các thầy cô không chỉ có tình thương, trách nhiệm mà phải có tấm lòng yêu con trẻ cao cả, biết hy sinh và chịu đựng, biết nắm bắt tâm lý, hành vi của các em. Bởi thực tế, mỗi khi trái gió trở trời, nhiều HS tự kỷ rất thích ra ngoài sân gào thét, sau khi gào thét một hồi các em sẽ có thể trở về lớp ngồi học bình thường cùng các bạn.

Những năm gần đây, tại các thành phố lớn số lượng trẻ tự kỷ ngày càng gia tăng, trong khi đó trường học và giáo viên dành chuyên dạy trẻ mắc căn bệnh này còn hạn chế.

Trích giới thiệu bài viết của tác giả Hoàng Linh - đăng trên báo Giáo dục & Thời đại số 223 ngày 08/11/2012

 
Trang chủ Bản in Đầu trang Lưu trang Gửi trang Quay lui
Các bài khác.
Không nên để trẻ quá tải
Ứng xử khi con bị điểm kém
Ngăn ngừa tăng độ cận thị cho trẻ
Khủng hoảng tuổi vị thành niên, phụ huynh chớ xem nhẹ!
Khi nào nên cho trẻ học ngoại ngữ?
Giúp con vượt qua khó khăn khi học lớp 1
Con bị cận thị, bạn đã biết cách chăm sóc đúng cách?
Kèm con học thế nào cho hiệu quả?
Kỹ năng sống cho trẻ vào lớp 1
Ngày 5-3-1930, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo "Phong trào Cách mạng Việt Nam" gửi Quốc tế Cộng sản Đông Dương
Sự kiện cần quan tâm
Hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam
Buổi sinh hoạt dưới cờ thật nhiều cảm xúc
Liên đoàn lao động quận Thanh Khê tổ chức hội thao Công nhân - viên chức - lao động quận Thanh Khê
Công khai các khoản thu chi ngân sách nhà nước năm 2022 và 2023
Kho bài giảng Elearning cấp Tiểu học và ngân hàng bài kiểm tra tham khảo khối 1, 2, 3
Sự khác nhau của giáo dục Stem và Steam
Bảng cam kết không thu các khoản trái quy định
Kế hoạch giãn thu các khoản thu năm học 2023-2024
Thu các khoản thu đầu năm học 2023-2024
 
 
 
THỐNG KÊ WEBSITE
Số người đang online: 1
Lượt truy cập: 683033
 
Website liên kết
Liên kết khác
  Copyright © 2005 - 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN. Thiết kế bởi VinaWise
Địa chỉ: 390 Hà Huy Tập, Q. Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng - Điện thoại: +84.0236.3842251