Tư vấn giáo dục
Khủng hoảng tuổi vị thành niên, phụ huynh chớ xem nhẹ!

6/1/2013

 

Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là gian đoạn phát triển mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời con người. Nó có thể là bệ phóng để sản sinh ra những người trẻ tuổi đầy tự tin nếu được trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để tạo dựng tương lại tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Hoặc đây có thể là thời gian mà mọi thứ đều sai lầm, mọi khả năng đều bị đánh mất nếu sai lệch về ý thức, hành vi. Vì vậy cha mẹ phải hiểu và bên con trong gian đoạn quan trọng này.

 

Sự thay đổi không giống ai

Các ông bố bà mẹ có con ở tuổi vị thành niên thường phàn nàn sao dạo này con mình bướng bỉnh, hay cãi lời cha mẹ (thậm chí thay đổi tính nết đến ngỡ ngàng), từ một đứa trẻ ngoan lành bỗng thích nỗi loạn, đua đòi ăn diện, giao du với nhóm bạn xấu. Các cô bé bắt đầu biết dùng son phấn làm đẹp cho bản thân một cách cụng về, không thích gần gũi với bố như hồi bé. Điều dễ nhận thấy là những dấu hiệu thay đổi trên thân thể trẻ (cao lớn hơn, có ngực...) Đôi khi đứa trẻ cảm thấy lo lắng và cố xoa dịu nỗi lo lắng bằng việc ngắm mình trong gương liên tục.

Một thay đổi khác là vẻ bề ngoài của đứa trẻ là biểu hiện qua cách ăn mặc (mặc không giống ai hoặc bắt chước thần tượng...) Cách ăn mặc ấy giúp trẻ tự tin hơn, nhưng lại làm cho cha mẹ khó chịu vì con cho rằng lố lăng và kết tội là con cái hư hỏng.

Thay đổi tiếp theo là đứa trẻ có bạn trai hay bạn gái cùng tuổi, người nó tin tưởng tuyệt đối. Kể từ khi đứa trẻ bước vào tuổi vị thành niên, cha mẹ phải chấp nhận việc mình không còn là những người được chia sẻ duy nhất của con. Khoảng 11-12 tuổi, bọn con trai và con gái gần như xa lánh nhau hết mức. Đây là quá trình tự nhiên và cần thiết. Các cô bé thường chỉ chơi với bạn gái, tránh xa bạn trai và kết thân với các bạn cùng giới là cần thiết để các cô bé tự tin khẳng định vai trò phụ nữ của mình, quen dần với cách ứng xử nữ tính cơ bản. Còn con trai chúng cũng thường tự lập từng nhóm riêng lẻ, để ý và moi móc những thói xấu của các bạn gái xung quanh. Đôi khi giữa đôi bên xảy ra những trận chiến quyết liệt và phe nào cũng muốn chiến thắng.

Thông cảm để thấu hiểu

Những nhà tâm lý học cho rằng: "Trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên thường muốn né tránh tiếp xúc với bố mẹ và ưa giao tiếp với bạn bè. Đối với đời sống xã hội thì đây là điều quan trọng đối với các cháu.Ở độ tuổi này, các cháu muốn duy trì một khoảng cách nhất định với bố mẹ, không thích bố mẹ xâm nhập vào thế giới riêng tư và để ý những điều thầm kín của chúng".

Những thay đổi trên đây của trẻ chỉ là khủng hoảng ở tuổi vị thành niên, nên cha mẹ đừng hoảng hốt mà phải tìm hiểu và quan tâm đến con mình hơn. Nếu thấy con ăn mặc theo ý thích mà bạn cho là lố lăng, hay khi con không hiểu về giới tính với những câu hỏi ngô nghê làm bạn bực mình... Bạn chớ nên chế diễu hay chê cười. Vì như vậy bạn chỉ làm tăng thêm nỗi khổ của đứa trẻ khiến nó hung hăng thêm. Ngược lại nên an ủi và vỗ về con bằng việc trả lời những câu hỏi và thắc mắc về vấn đề tế nhị của con mà không áp đặt quan điểm của mình. Ví dụ bạn có thể đề cập đến vấn đề ấy thông qua một bài báo, một phóng sự trên ti vi và giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu. Tốt nhất là tránh dèm pha chê bai cách ăn mặc của con mình. Bởi điều ấy tương đương với việc bôi nhọ, xúc phạm trẻ. Cha mẹ không phải là nhắm mắt làm ngơ mà chính là thể hiện quan điểm của mình nhưng vẫn tôn trọng con cái. Khi đứa trẻ cảm thấy cha mẹ vừa thông cảm, thấu hiểu, vừa cứng rắn tỏ rõ thái độ, trẻ sẽ đảm nhận tốt hơn quyền tự chủ của bản thân và rất cảm kích cha mẹ.

Sẽ hoàn toàn vô lý nếu bạn so sánh con với thời của bạn. Câu nói "hồi bố mẹ bằng tuổi con..." là lý lẽ khó được đứa trẻ chấp nhận, bởi thực tế trẻ khác bạn. Đồng thời sẽ chẳng có hiệu lực nếu không có lời giải thích khác mà chỉ dùng cớ tuổi tác để cấm trẻ ra khỏi nhà. Tốt nhất bạn nên định trước thời gian biểu đi chơi của con. Nếu như đứa trẻ vị thành niên đang tìm kiếm bạn, cha mẹ không thể lấp được chỗ trống ấy, không thể sắm vai bạn của chúng với việc bắt trước ngôn ngữ bọn trẻ. Bạn là cha mẹ phải luôn làm vai trò của cha mẹ, là nơi nương tựa tạo cho con sự bình yên.

Nên nhớ trẻ sẽ ngày càng tỏ ra khép kín nếu cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho con. Trẻ bắt đầu muốn tách khỏi cha mẹ và chỉ thích chia sẻ, giao lưu với bạn bè ngang tuổi. Ở nhà trẻ luôn muốn có không gian độc lập riêng cho bản thân. Đó quả là khó khăn đối với các bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ và giao lưu với con cái. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, đây chỉ là dấu hiệu chứng tỏ bọn trẻ đang từng bước trưởng thành. Điều bạn cần làm là hãy nới lỏng những quy tắc, luật lệ, những điều cấm với con và cho phép chúng có không gian riêng. Tất nhiên sự thoải mái này cũng nên có hạn. Cha mẹ cần học cách kiểm soát con một cách tế nhị để chung cảm thấy bạn không còn coi chúng là những đứa trẻ và nhất cử nhất động đều bị bố mẹ theo dõi. Đứa trẻ vị thành niên tìm kiếm các chuẩn mực giữa niềm ao ước được tự do, tự chủ (điều làm trẻ sợ) và mong muốn được an toàn bình yên.

Sau giai đoạn này, các em lại vui vẻ, hiểu biết hơn, và thương yêu bố mẹ hơn. Gia đình lúc đó sẽ tràn đầy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, mặc dù hai thế hệ cách biệt nhau về tuổi tác khá lớn.

Trích giới thiệu bài viết của tác giả Nguyên Hưng - đăng trên báo Giáo dục & Thời đại số 2 ngày 2/1/2013

 

 
Trang chủ Bản in Đầu trang Lưu trang Gửi trang Quay lui
Các bài khác.
Không nên để trẻ quá tải
Ứng xử khi con bị điểm kém
Ngăn ngừa tăng độ cận thị cho trẻ
Gian truân dạy HS tự kỷ
Khi nào nên cho trẻ học ngoại ngữ?
Giúp con vượt qua khó khăn khi học lớp 1
Con bị cận thị, bạn đã biết cách chăm sóc đúng cách?
Kèm con học thế nào cho hiệu quả?
Kỹ năng sống cho trẻ vào lớp 1
Ngày 5-3-1930, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo "Phong trào Cách mạng Việt Nam" gửi Quốc tế Cộng sản Đông Dương
Sự kiện cần quan tâm
Hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam
Buổi sinh hoạt dưới cờ thật nhiều cảm xúc
Liên đoàn lao động quận Thanh Khê tổ chức hội thao Công nhân - viên chức - lao động quận Thanh Khê
Công khai các khoản thu chi ngân sách nhà nước năm 2022 và 2023
Kho bài giảng Elearning cấp Tiểu học và ngân hàng bài kiểm tra tham khảo khối 1, 2, 3
Sự khác nhau của giáo dục Stem và Steam
Bảng cam kết không thu các khoản trái quy định
Kế hoạch giãn thu các khoản thu năm học 2023-2024
Thu các khoản thu đầu năm học 2023-2024
 
 
 
THỐNG KÊ WEBSITE
Số người đang online: 2
Lượt truy cập: 683039
 
Website liên kết
Liên kết khác
  Copyright © 2005 - 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN. Thiết kế bởi VinaWise
Địa chỉ: 390 Hà Huy Tập, Q. Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng - Điện thoại: +84.0236.3842251