Đôi mắt của trẻ em càng ngày càng ít có thời gian để "thư giãn". Hết đọc sách, học bài, trẻ lại quay sang xem truyền hình, dùng máy ví tính hoặc chơi game trên các sản phẩm công nghệ thông minh. Chính vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi con số cận thị ở trẻ trong độ tuổi đến trường cao trên 50% (theo khảo sát năm 2009 của Viện mắt Hà Nội).
Cận thị không đơn giản chỉ là một tật khúc xạ mà trẻ chỉ cần đeo kính vào là ổn. Cận thị trong thời gian dài sẽ dẫn tới tăng độ cận thị, gây ra sự suy giảm chức năng thị giác và lúc này, cận thị đã trở thành một bệnh. Các ông bố bà mẹ phải làm gì để kiểm soát cận thị tốt hơn ở trẻ nhằm đảm bảo cho trẻ cận thị giữ được đôi mắt sáng trong tương lai?
TẠO THÓI QUEN TỐT CHO MẮT
Hãy tạo dựng cho trẻ những thói quen tốt trong những sinh hoạt thường ngày để trẻ có được đôi mắt dù cận nhưng vẫn khỏe mạnh.
Đầu tiên, bạn phải giữ khoảng cách an toàn từ mắt đến sách là 30cm khi trẻ đọc sách. Bên cạnh đó, bạn nên nhắc nhở trẻ ngồi thẳng lưng trên ghế và thoải mái đọc sách, không nên nằm trên giường hoặc sàn nhà. Một yếu tố không kém quan trọng là cung cấp vừa đủ ánh sáng, không quá chói cũng không quá tối nhằm đảm bảo đôi mắt không phải điều tiết quá nhiều, sẽ hạn chế việc tăng độ cận của mắt. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý lựa chọn những cuốn sách có chất lượng in ấn tốt về cỡ chữ, chất liệu để giảm thiểu sự căng thẳng của đôi mắt ở trẻ.
Tiếp đến, hãy để trẻ xem truyền hình với khoảng cách tối thiểu là 2m và nếu trẻ sử dụng máy vi tính, màn hình phải cách mắt trẻ 50cm. Phòng phải được thắp sáng và màn hình vô tuyến, máy tính ở ngang tầm mắt trẻ. Đặc biệt, phải giữ đúng tư thế ngồi thẳng cho trẻ khi xem truyền hình hay chơi máy vi tính. Ngồi sai tư thế không chỉ ảnh hưởng đến cột sống mà còn có thể làm độ cận của mắt tăng lên.
GIỮ "ĐỘ" CHO MẮT
Bí kíp quan trọng để giữ độ khỏe cho mắt cận là sau thời gian mắt đã hoạt động liên tục từ 30-40 phút, hãy cho mắt được thư giãn bằng một bài tập đơn giản. Chỉ cần nhìn qua cửa sổ, tập trung nhìn một bông hoa dưới nắng hoặc nhìn bầu trời trong xanh trong 5 phút, đôi mắt của trẻ đã có được những phút giây nghỉ ngơi quý giá.
Thêm vào đó, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ hoạt động ngoài trời. Tiến sĩ Justin Sherwin thuộc Đại học Cambridge (Anh) đã phân tích và cho thấy rằng, mỗi giờ trẻ cận thị vui chơi ngoài trời hằng tuần sẽ giảm khả năng tăng độ khoảng 2%. Ngoài ra, trẻ em bị cận thị trong các nghiên cứu đã dành trung bình 3-7 giờ/tuần vui chơi bên ngoài hơn so với những người viễn thị hoặc có thị lực bình thường.
BỔ SUNG DƯỠNG CHẤT CHO MẮT
Phụ huynh cần quan tâm đặc biệt trong việc ăn uống, để giúp hạn chế và phòng ngừa sự tiến triển của chứng cận thị. Protein cấu trúc của mắt chủ yếu là collagen. Chất dinh dưỡng chịu trách nhiệm để giữ collagen khỏe mạnh bao gồm canxi, magiê, silica, selen, mangan, vitamin A, D, E, C. Các bà mẹ cần lưu ý bổ sung các chất dinh dưỡng trên bằng nhiều loại thực phẩm hoặc chế phẩm bổ sung từ bên ngoài. Ngoài ra, ăn nhiều rau xanh, trái cây, đậu các loại, trẻ sẽ được cung cấp những dưỡng chất có tác dụng tốt để làm chậm quá trình tiến triển của cận thị ở trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ cần được bổ sung khoáng chất Omega-3 để ngăn ngừa cận thị tiến triển. Omega-3 có nhiều trong cá, đặc biệt là cá hồi. Hãy chế biến cho trẻ với 1-2 bữa ăn/tuần hoặc có thể uống dầu cá mỗi ngày.
Có những dưỡng chất quan trọng với mắt nhưng chế độ ăn uống không thể cung cấp đủ và buộc phải dùng từ nguồn bổ sung bên ngoài. Điển hình như Lutein và Zeaxanthin, 2 chất này cấu tạo nên phần hoàng điểm ở võng mạc, chính là nơi tiếp nhận ánh sáng của mắt. Theo các nghiên cứu chế độ ăn uống chỉ có thể cung cấp tối đa 20% nhu cầu Lutein và Zeaxanthin, vì vậy muốn bảo vệ thị lực cho trẻ cận thị cần phải bổ sung 2 chất này từ các chế phẩm bổ sung, điển hình như Cốm bổ mắt Kideye, kết hợp các thành phần có lợi cho mắt, cốm bổ mắt Kideye có tác dụng phòng và ngăn ngừa cận thị, giúp giảm cận thị tiến triển, hỗ trợ điều trị cận thị hiệu quả. Ngoài ra, Kideye còn giúp tăng cường thị lực, chống chức, mỏi mắt, mờ mắt ở trẻ cận thị.
Trích giới thiệu bài viết của tác giả Thanh Hà - đăng trên báo Giáo dục & Thời đại số 7 ngày 8/1/2013