Tư vấn giáo dục
Kỹ năng sống cho trẻ vào lớp 1

30/8/2012

      Hầu hết HS khi bước vào lớp 1 đều sống trong hai môi trường đó là: các em được quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hoặc là những em sống trong gia đình có nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái. Hai môi trường sống này đã mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành đó là kỹ năng sống. Nhiều HS đã phải vật lộn trong cả một thời gian dài để có thể hòa đồng trong môi trường học tập mới. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học nói chung, HS bước vào lớp 1 nói riêng là vô cùng cần thiết.

KHỔ VÌ THIẾU KỸ NĂNG SỐNG

     Chị Hà (Chùa Bộc-Hà Nội) có con năm nay lên lớp 2 kể lại câu chuyện bi hài có thật của cậu con trai Minh Hoàng: Vì gia đình mới chỉ có một con, thế nên từ ông bà đến bố mẹ đều rất chiều "cậu ấm". Mọi việc trong sinh hoạt bản thân của con trai chị đều được gia đình giúp đỡ và phục vụ. Thế nên khi bước vào lớp 1 ngay cả việc tự xúc cơm ăn đến vệ sinh cá nhân Hoàng chưa thể tự làm. Mặc dù đã ý thức được khó khăn con sẽ gánh chịu khi bước vào lớp 1 nếu thiếu những kỹ năng cơ bản nhất để tự phục vụ mình thì sẽ vất vả không chỉ cho con mà còn cả cho bố mẹ. Thế nhưng chị cứ nghĩ rằng nếu con sinh hoạt cùng các bạn trên lớp sẽ dần dần biết được những kỹ năng và chị cũng hướng dẫn thêm... nhưng điều đó đã không xảy ra. Hơn nửa năm lớp 1 con chị vẫn quen ỷ lại, không thể tự làm nhiều việc cá nhân đơn giản như tự xúc ăn, sắp xếp sách vở ngay ngắn... và thậm chí là không cả đi vệ sinh "nặng" ở trường. Thế nên, dù trường của con trai có lớp học bán trú thì gia đình chị Hà cũng không thể đăng ký cho con theo lớp, chị Hà vẫn phải đưa đi đón về các buổi sáng, trưa, chiều để giúp con hoàn thiện cơ bản việc ăn uống, vệ sinh hằng ngày. Đến gần cuối năm lớp 1, với sự nỗ lực hết sức để dạy con những kỹ năng cơ bản nhất thì con trai chị mới có thể hòa đồng hơn trong chặng đường mới. Nhìn lại những khó khăn vất vả đã trải qua, chị Hà vẫn tự trách mình vì đã quá chiều con và ngẫm thấy càng thương con càng phải mau chóng giúp con hoàn thiện những kỹ năng sống cơ bản nhất để phục vụ bản thân trước khi bé bước vào lớp 1.

     Anh Trung Dũng một phụ huynh cũng chia sẻ câu chuyện không thể hòa đồng con mình khi bước vào lớp 1. Anh Dũng cho biết khi học mẫu giáo bé Hoài Anh con anh là một cô bé ngoan, khá năng động và không có biểu hiện tâm lý bất thường gì thế nên gia đình cứ nghĩ chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 cũng không có gì quá khác biệt nên ngoài việc cho con làm quen với đọc viết, tính toán sơ qua thì gia đình hoàn toàn không làm biện pháp tâm lý nào với con. Thế nhưng, chỉ 1-2 tuổi đầu bé háo hức học trong ngôi trường mới thì đầy vui vẻ tự giác đi học còn lại một thời gian dài sau đó bé luôn khóc lóc, xin bố mẹ không đi học. Sau rất nhiều cố gắng hỏi han con, gia đình anh Dũng mới té ngửa khi bé nói chưa quen với cách học lớp 1, bé không thích phải học đọc, viết nhiều mà chỉ muốn được học hát múa, vẽ như ở trường mẫu giáo cũ. Bé cũng nói rằng, không quen với cô giáo và các bạn mới nên hầu như ở lớp chỉ thu mình vào một góc... Gia đình anh Dũng phải mất một thời gian giải thích, làm biện pháp tâm lý với con thì bé mới hiểu và chịu đi học.

     Theo các chuyên gia tâm lý với những bé học lớp 1, vấn đề khó nhất không phải là học chữ, học tính, học đọc viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới, hoạt động mới. Do đó cha mẹ không nên ép con phải luyện chữ, làm toán hay đọc thông viết thạo trước khi vào lớp 1 vì điều này có thể tạo áp lực cho con, khiến bé chán học và sợ đi học. Vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết mà các bậc phụ huynh cần giúp con khi bước vào ngưỡng cửa mới chính là những kỹ năng sống cơ bản nhất để bé chủ động và có thể tự phục vụ được mình cũng như cần có những bước chuyển tâm lý để bé ý thức được mình trong một môi trường mới.

    Trên thực tế, cũng không ít phụ huynh than thở rằng những ngày đầu vào lớp 1 con mình có nhiều biểu hiện bất thường về tâm sinh lý như khóc nhè, nôn ọe, đau bụng, ngủ không ngon và không sâu, kém ngoan, bất hợp tác và không muốn đến lớp... làm bố mẹ băn khoăn, lo lắng, không biết con mình bị làm sao? Còn dưới góc nhìn của những nhà tâm lý thì đó là "chứng sợ học đường". Hội chứng này bắt nguồn từ sự thay đổi đột ngột môi trường học tập và vui chơi, cách thức học tập, giao tiếp... Hay nói một cách khác là bé chưa sẵn sàng về tâm lý trước khi bước vào lớp 1.

HÀNH TRANG NÀO GIÚP TRẺ VÀO LỚP 1?

     Rõ ràng ai cũng hiểu bước vào lớp 1 là ngưỡng cửa đầu đời quan trọng của mỗi bé và phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Thế nhưng chuẩn bị điều gì để phù hợp và giúp ích cho con nhất thì không hẳn phụ huynh nào cũng quan tâm và làm đúng.

     Nếu như ở các phương Tây, khi gia đình có bé chuẩn bị vào lớp 1, cả gia đình sẽ luôn nhắc đến sự kiện đi học của bé với sự phấn khởi thậm chí tỏ ra thán phục. Ngoài ra bố mẹ cũng cùng con xem lại các album với những hình ảnh của con từ hồi bé cho đến thời điểm hiện tại để bé ý thức được mình đã lớn và đi học lớp 1 không chỉ là một bước trưởng thành mà còn là một sự kiện đáng để tự hào. Ngoài ra, bố mẹ cũng cùng con chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ, hướng dẫn con làm cách xếp gọn gàng ngăn nắp, cùng con bọc sách vở... Câu chuyện của những ông bố bà mẹ nước ngoài tưởng như rất đơn giản nhưng cứ nhìn sâu vào những việc làm ấy sẽ thấy cả một khoa học tâm lý mà họ đang áp dụng để giúp con tự tin, vững bước làm quen trong một môi trường học tập hoàn toàn mới

     Còn ở Việt Nam, các chuyên gia tâm lý giáo dục cũng cho rằng, khi trường học chưa có lớp học bước đệm để trẻ em làm quen với môi trường học đường thì phụ huynh cần phải có những bước chuẩn bị cần thiết về tâm lý. Cảm xúc tích cực và an tâm của bố mẹ là hậu thuẫn, đồng hành của bé, giúp bé bước vào chặng đường một cách tự tin và hứa hẹn một khởi đầu tốt đẹp.

     Bên cạnh việc giúp con có một tâm lý sẵn sàng bước vào lớp 1 thì cha mẹ cũng đặc biệt phải chú ý chăm sóc sức khỏe tốt cho con. Việc chuẩn bị sức khỏe không đơn thuần là phát triển chiều cao, trọng lượng mà còn phải tạo cho con sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp. Giúp con có được độ khéo léo của đôi bàn tay, tính tinh nhạy của các giác quan để bé thích nghi với môi trường học tập mới. Giúp con có thói quen ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc, giờ nào việc nấy và tăng khả năng tập trung lúc ngồi học... có như vậy thì việc học bán trú của bé mới không vất vả và thực hiện được tốt nhất.

     Một trong những hành trang mà các chuyên gia tâm lý giáo dục cũng cảnh báo vô cùng cần thiết và quan trọng đó là cần rèn luyện cho con thói quen ngồi yên và tập trung bởi hầu hết các bé đang quen với môi trường mẫu giáo- chơi nhiều hơn học, được hoạt động tự do thì khi phải ngồi học tập trung là điều khó khăn vô cùng với trẻ. Để làm được việc này vừa khó vừa dễ đòi hỏi cha mẹ cần kiên trì và có "mẹo". Thời gian đầu có thể luyện cho bé 10 phút sau đó tăng dần lên 20-30 phút. Khi ngồi vào bàn học, không nhất thiết bé phải học ngay mà có thể thực hiện bất cứ hoạt động gì, bài tập gì, miễn là ngồi một chỗ, chăm chú trong một khoảng thời gian nhất định mà không rời vị trí, không chán nản.

     Các chuyên gia tâm lý cũng khuyên các phụ huynh hãy tìm mọi cách để hỗ trợ sự tự tin cho con mình bằng cách giúp bé hiểu và biết nhiều hơn về nơi bé sẽ học. Hãy dành thời gian để dẫn con đến thăm ngôi trường con học, lớp học con sẽ học, các phòng chức năng của trường, và đặc biệt là phòng vệ sinh. Hãy đặt ra những tình huống khó khăn đòi hỏi con phải xử lý bằng kỹ năng (Ngồi cuối lớp không nhìn thấy chữ của cô; Bạn bè trêu mình; Khi quên bút; Khi buồn đi vệ sinh) xem bé xử lý ra sao? Trên những chia sẻ về tình huống của bé có thể định hướng giúp bé cách xử lý. Khi nắm được những kỹ năng xử lý vấn đề tình huống sẽ xảy ra trên lớp học chắc chắn bé sẽ an tâm tự tin khi đến trường, lớp.

                                                                                                 Trích dẫn bài viết của tác giả Mai Hoàng

                                                                                                 Nguồn: Báo Giáo dục  & Thời đại

 
Trang chủ Bản in Đầu trang Lưu trang Gửi trang Quay lui
Các bài khác.
Không nên để trẻ quá tải
Ứng xử khi con bị điểm kém
Ngăn ngừa tăng độ cận thị cho trẻ
Khủng hoảng tuổi vị thành niên, phụ huynh chớ xem nhẹ!
Gian truân dạy HS tự kỷ
Khi nào nên cho trẻ học ngoại ngữ?
Giúp con vượt qua khó khăn khi học lớp 1
Con bị cận thị, bạn đã biết cách chăm sóc đúng cách?
Kèm con học thế nào cho hiệu quả?
Ngày 5-3-1930, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo "Phong trào Cách mạng Việt Nam" gửi Quốc tế Cộng sản Đông Dương
Sự kiện cần quan tâm
Hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam
Buổi sinh hoạt dưới cờ thật nhiều cảm xúc
Liên đoàn lao động quận Thanh Khê tổ chức hội thao Công nhân - viên chức - lao động quận Thanh Khê
Công khai các khoản thu chi ngân sách nhà nước năm 2022 và 2023
Kho bài giảng Elearning cấp Tiểu học và ngân hàng bài kiểm tra tham khảo khối 1, 2, 3
Sự khác nhau của giáo dục Stem và Steam
Bảng cam kết không thu các khoản trái quy định
Kế hoạch giãn thu các khoản thu năm học 2023-2024
Thu các khoản thu đầu năm học 2023-2024
 
 
 
THỐNG KÊ WEBSITE
Số người đang online: 1
Lượt truy cập: 683049
 
Website liên kết
Liên kết khác
  Copyright © 2005 - 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN. Thiết kế bởi VinaWise
Địa chỉ: 390 Hà Huy Tập, Q. Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng - Điện thoại: +84.0236.3842251