Tư vấn giáo dục
Khi nào nên cho trẻ học ngoại ngữ?

7/11/2012

Xã hội phát triển xu hướng hội nhập toàn cầu ngày càng gia tăng. Bởi vậy việc tiếp xúc và học thêm ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh đã được nhiều phụ huynh quan tâm. Vấn đề là trẻ bắt đầu học tiếng Anh khi nào và quá trình dạy, học tiếng Anh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Hiện nay nhiều phụ huynh lo lắng bắt đầu khi nào thì nên cho trẻ học ngoại ngữ? Các chuyên gia cho rằng lứa tuổi mầm non là lúc mà trẻ có thể tiếp thu học ngoại ngữ một cách tốt nhất bởi khi đó trí nhớ của trẻ khá tốt và cấu tạo của cơ quan phát âm mềm thích hợp cho trẻ tập phát âm. Song điều quan trọng là cha mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường học tập phù hợp nhất. Trong giai đoạn 5-6 tuổi, kỹ năng ghi nhớ của trẻ tốt hơn vì não bộ chưa ghi được nhiều, vùng tư duy học ngoại ngữ sẽ được đánh thức. Ở thời điểm này, trẻ có thể tiếp nhận 2-3 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên cần để các em chủ động, không nên bắt ép, sẽ tạo ra tâm lý không ổn định. Trẻ có thể làm quen với tiếng Anh bằng cách lặp lại từ theo giáo viên hướng dẫn. Tham gia các trò chơi ngôn ngữ đơn giản để kích thích khả năng nhận biết từ ngữ của trẻ. Song có điều hạn chế là ở độ tuổi này, trẻ chưa hình thành tư duy về chữ viết nên dễ dẫn đến học trước quên sau.

Trong khi đó, lại có một quan điểm khác là nên cho trẻ học ngoại ngữ khi trẻ đã cơ bản biết đọc, viết tiếng Việt. Bởi học vào thời điểm này không chỉ dễ dàng đối với các học sinh mà còn thuận lợi hơn cho giáo viên. Các em đã biết cách phát âm, hình thành tư duy về ngôn ngữ. Nhiều giáo viên cũng cho rằng, ở lứa tuổi 7-8 tuổi là hợp lý nhất. Bởi ở lứa tuổi nhỏ hơn, các em tập làm quen với tiếng Anh thông qua những ví dụ trực quan, trò chơi ngôn ngữ thì đến lứa tuổi 7-8 các em sẽ luyện tập các bài kỹ năng nghe nói đọc viết một cách dễ dàng. Song, nếu học ngoại ngữ ở độ tuổi này lại gặp phải một tình trạng thường thấy là hình thức diễn đạt, ngữ pháp của hai hệ ngôn ngữ hoàn toàn trái ngược nhau, một bên diễn đạt ngược, một bên diễn đạt xuôi. Chính vì thế khi trẻ vừa bắt đầu làm quen với ngữ pháp tiếng Việt sẽ vấp phải khó khăn khi tiếp cận một ngôn ngữ mới.

Như vậy với một trong hai giai đoạn khi trẻ em tiếp xúc với một ngoại ngữ đều có những mặt khó khăn và hạn chế nhất định. Vấn đề là người lớn cần biết những hạn chế đó để lựa chọn môi trường học, các học cũng như loại giáo trình thích hợp nhất để giúp các đối tượng trẻ tiếp cận và nắm bắt một cách thuận lợi việc học ngoại ngữ. Trẻ ở lứa tuổi mầm non phụ huynh nên lựa chọn cho con môi trường làm quen với ngoại ngữ thông qua tranh ảnh hoặc thiết bị hình ảnh, âm thanh để trẻ hội nhập một cách tự nhiên với vốn từ xung quanh đời sống của trẻ theo cách học mà chơi, chơi mà học. Đối với những trẻ ở độ tuổi lớn hơn, ở những lớp đầu tiên của bậc tiểu học, theo TS Thụy Anh thì phụ huynh cần có một góc độ nhìn nhận đó là: Ngoại ngữ, dù là thứ tiếng phổ biến nhất như tiếng Anh đi chăng nữa, cũng vẫn chỉ là... ngoại ngữ! Nó không phải là chìa khóa mở được hết thảy mọi tòa lâu đài kiến thức. Vì thế, chớ gây áp lực cho con, rằng bằng bất kỳ giá nào con cũng phải giỏi ngôn ngữ mà bố mẹ lựa chọn. Có thể bạn không tin, nhưng cũng như người lớn, đứa trẻ cũng có những thiên hướng khác nhau, thậm chí cả trong việc chọn môn ngoại ngữ nào hợp với mình. Hoặc đơn giản là bé thích. Đối với một đứa trẻ, chớ nghĩ đến từ "phải", mà hãy nghĩ đến từ "thích". Đó là nguyên tắc đầu tiên quan trọng. Hãy làm sao cho con thấy hứng thú với môn học. Chẳng hạn, trước khi bắt đầu "cua" dạy con hoặc đưa con đi học thêm ở nhóm nào đó, bạn hãy mua sách truyện, phim được xuất bản bằng tiếng Anh cho bé đọc, xem một thời gian, kích thích sự tò mò của bé đối với môn học. Mỗi đứa trẻ có một năng khiếu khác biệt. Có bé tiếp thu về ngôn ngữ rất nhanh, có bé lại chỉ thích các con số...v..v..

Để việc dạy và học ngoại ngữ đạt hiệu quả tốt nhất cha mẹ cần nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ nhằm khích lệ con yêu thích môn học bên cạnh đó là vấn đề lựa chọn giáo trình và phương pháp dạy học phù hợp với từng lứa tuổi.

Trích giới thiệu bài viết của tác giả Châu Anh - đăng trên báo Giáo dục & Thời đại số 222 ngày 07/11/2012

 
Trang chủ Bản in Đầu trang Lưu trang Gửi trang Quay lui
Các bài khác.
Không nên để trẻ quá tải
Ứng xử khi con bị điểm kém
Ngăn ngừa tăng độ cận thị cho trẻ
Khủng hoảng tuổi vị thành niên, phụ huynh chớ xem nhẹ!
Gian truân dạy HS tự kỷ
Giúp con vượt qua khó khăn khi học lớp 1
Con bị cận thị, bạn đã biết cách chăm sóc đúng cách?
Kèm con học thế nào cho hiệu quả?
Kỹ năng sống cho trẻ vào lớp 1
Ngày 5-3-1930, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo "Phong trào Cách mạng Việt Nam" gửi Quốc tế Cộng sản Đông Dương
Sự kiện cần quan tâm
Hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam
Buổi sinh hoạt dưới cờ thật nhiều cảm xúc
Liên đoàn lao động quận Thanh Khê tổ chức hội thao Công nhân - viên chức - lao động quận Thanh Khê
Công khai các khoản thu chi ngân sách nhà nước năm 2022 và 2023
Kho bài giảng Elearning cấp Tiểu học và ngân hàng bài kiểm tra tham khảo khối 1, 2, 3
Sự khác nhau của giáo dục Stem và Steam
Bảng cam kết không thu các khoản trái quy định
Kế hoạch giãn thu các khoản thu năm học 2023-2024
Thu các khoản thu đầu năm học 2023-2024
 
 
 
THỐNG KÊ WEBSITE
Số người đang online: 3
Lượt truy cập: 683051
 
Website liên kết
Liên kết khác
  Copyright © 2005 - 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN. Thiết kế bởi VinaWise
Địa chỉ: 390 Hà Huy Tập, Q. Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng - Điện thoại: +84.0236.3842251