Tư vấn giáo dục
Giúp con vượt qua khó khăn khi học lớp 1

21/9/2012

Khi trẻ mới bước vào lớp 1, thường có những bỡ ngỡ do thay đổi về tâm sinh lý và phải làm quen với cách học tập mới. Để giúp con có thể tự tin hơn, các bậc phụ huynh cần chú ý rèn kỹ năng học tập, đặc biệt là tư thế ngồi học của trẻ. Việc này rất cần tính kiên nhẫn.

Vì chưa thành nếp nên trẻ thường hay quên vì vậy người lớn phải nhắc đi nhắc lại hàng ngày nhiều lần trẻ mới thành thói quen được. Hầu hết trẻ khi mới tập viết đều co rúm người lại, người cong vẹo sang một bên, ghì bút thái quá và khoảng cách giữa sách vở và mặt lại quá gần. Chỉ cần cha mẹ hoặc cô giáo lơ đi một chút là trẻ thành thói quen không tốt, sau rất khó sửa. Thói quen này ảnh hưởng rất xấu tới thị lực và cột sống của trẻ. Theo các chuyên gia giáo dục: Điều quan trọng trong việc rèn viết ban đầu cho trẻ không phải là vở sạch chữ đẹp mà là kỹ năng cầm bút, thả lỏng cổ tay, không căng cứng toàn thân, ngồi viết đúng tư thế, để sách thẳng, đầu ngẩng cao. Trong khi hướng dẫn con học bài, cha mẹ phải yêu cầu trẻ tự chuẩn bị đủ đồ dùng học tập, sách vở theo thời khóa biểu cho ngày hôm sau. Khi trẻ chưa biết đọc, các phụ huynh nên đọc tên các loại sách vở, kèm theo các tiết học hàng ngày để trẻ dần ghi khắc các khái niệm và loại công việc sẽ phải thực hiện trên lớp. Dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen giờ nào việc nấy, tuân thủ các yêu cầu giờ học, tập trung chú ý lắng nghe theo lời cô dặn. Bạn cũng giúp bé xếp lịch cụ thể những việc cần làm mỗi buổi tối... và nhớ đừng làm hộ mà để con tự làm thì bé sẽ có ý thức tốt hơn. Do mới chuyển từ môi trường mẫu giáo chơi là chính, vì vậy cha mẹ cũng nên linh hoạt xen kẽ những hoạt động vui chơi, có tính chất nghỉ ngơi, thư giãn giữa khoảng thời gian học. Tốt nhất là những trò chơi thư giãn này cùng mang nội dung bài học. Để tạo hứng thú cho trẻ, cha mẹ có thể cùng chơi với con những trò chơi học tập, giúp trẻ làm quen với các con số, chữ viết, nhận biết các ký hiệu toán học.

Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trẻ em, với môn toán, bạn không nên dạy trẻ học vẹt như kiểu biết đếm từ 1 đến 10 mà giúp trẻ hiểu bản chất của số, hiểu các biểu tượng, các ký hiệu toán học. Vì dụ, để giúp con hiểu các con số, cha mẹ có thể đưa ra các hình ảnh cụ thể những cái kẹo, quả táo để tạo ra những phép tính cho con nhận thức được dễ dàng.... Bố mẹ hãy biến các hoạt động này thành trò chơi thi đố.... để tăng hứng thú, làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng, giàu tương tác, tăng hiệu quả. Với môn tiếng Việt, để giúp con nắm quy tắc ghép vần, học đọc, cha mẹ đố trẻ những câu đố về cách ghép vần: ghép vần ay (a-y-ay), ghép các âm đầu khác nhau với một vần và thanh điệu hoặc một âm đầu với các vần khác nhau để tạo từ khác nhau (ví dụ: t-ay-tay; b-ay-bay; mua-múa....). Tương tự là cách lắp ráp các chữ cái thành nhiều từ nhất và một nhóm từ thành nhiều nhất các câu. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thật tốt trong giai đoạn này, cha mẹ nên cùng con sưu tầm câu truyện cổ tích, mẩu chuyện vui giàu cảm xúc, triết lý giáo dục, tập kể chuyện tự do, vận dụng những từ vừa học.... kể thành câu chuyện. Trẻ sẽ nhanh chóng làm chủ khả năng đọc trong khoảng thời gian từ hai tháng rưỡi đến ba tháng. Nếu giáo viên và bố mẹ biết phương pháp dạy học kích hoạt tất cả các giác quan và làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng, thích thú.

Theo nghiên cứ thì kỹ năng tập viết đối với trẻ bước vào đầu lớp một là khó khăn nhất. Nguyên do là bàn tay của trẻ chưa làm quen với việc cầm bút, các thao tác đưa bút lên xuống còn ngượng ngùng vì vậy thầy cô và cha mẹ cũng cần kiên trì và nên chuyển đổi linh hoạt giữa các môn học. Khi mới tập viết trẻ nên tập trung khoảng thời gian 30 phút là vừa. Bắt đầu là từ các nét cơ bản sau đó mới luyện sáng viết các con chữ.

Điều lưu ý là cha mẹ cũng không nên chỉ chăm chăm gò con học toán, học chữ mà nên khuyến khích con tham gia các hoạt động khác như âm nhạc, vẽ, kể chuyện, đàn, múa, võ.... hoặc tham gia vào những câu lạc bộ tiếng Anh nếu có thể. Các bậc phụ huynh phải lưu ý nguyên tắc: bất cứ một hoạt động gì mà bạn muốn cho con tham gia thì nên hỏi ý kiến xem con có thích thú không và phải kiểm tra xem các hoạt động đó có quá tải với trẻ không. Và cần nhất là phải giúp con từng bước mạnh dạn và tự tin khi đến trường.

Ban biên tập xin giới thiệu bài viết của Tác giả Thu Trà đăng trên báo Giáo dục & Thời đại số 188/2012 để CMHS tham khảo.

                                                                                                   Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại

 
Trang chủ Bản in Đầu trang Lưu trang Gửi trang Quay lui
Các bài khác.
Không nên để trẻ quá tải
Ứng xử khi con bị điểm kém
Ngăn ngừa tăng độ cận thị cho trẻ
Khủng hoảng tuổi vị thành niên, phụ huynh chớ xem nhẹ!
Gian truân dạy HS tự kỷ
Khi nào nên cho trẻ học ngoại ngữ?
Con bị cận thị, bạn đã biết cách chăm sóc đúng cách?
Kèm con học thế nào cho hiệu quả?
Kỹ năng sống cho trẻ vào lớp 1
Ngày 5-3-1930, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo "Phong trào Cách mạng Việt Nam" gửi Quốc tế Cộng sản Đông Dương
Sự kiện cần quan tâm
Hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam
Buổi sinh hoạt dưới cờ thật nhiều cảm xúc
Liên đoàn lao động quận Thanh Khê tổ chức hội thao Công nhân - viên chức - lao động quận Thanh Khê
Công khai các khoản thu chi ngân sách nhà nước năm 2022 và 2023
Kho bài giảng Elearning cấp Tiểu học và ngân hàng bài kiểm tra tham khảo khối 1, 2, 3
Sự khác nhau của giáo dục Stem và Steam
Bảng cam kết không thu các khoản trái quy định
Kế hoạch giãn thu các khoản thu năm học 2023-2024
Thu các khoản thu đầu năm học 2023-2024
 
 
 
THỐNG KÊ WEBSITE
Số người đang online: 2
Lượt truy cập: 683047
 
Website liên kết
Liên kết khác
  Copyright © 2005 - 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN. Thiết kế bởi VinaWise
Địa chỉ: 390 Hà Huy Tập, Q. Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng - Điện thoại: +84.0236.3842251