Tư vấn giáo dục
Không nên để trẻ quá tải

24/10/2013

“Con trai tôi rất kém môn Hóa, còn tất cả bạn cùng lớp của nó lại học rất tốt môn này! Tôi cần phải thuyết phục con học thêm vào mỗi tối vì cháu rất ghét môn này”, “Con gái tôi ngoài giờ học ở trường còn đến phòng tập múa, lớp nhạc, và hội họa”, “Nếu con trai tôi không có giờ học ngoại khóa thì nó lại bận rộn với chiếc máy tính với những trò chơi, cần phải đăng ký cho nó học phụ đạo môn gì đó”… Đó là những lời than phiền thường thấy của các bậc phụ huynh trên những website về gia đình. Rõ ràng, trẻ em ngày nay có quá nhiều việc để làm và không có đủ thời gian để hoàn thành tất cả mọi việc.

QUÁ BẬN RỘN

Ở nhiều gia đình, các em phải chạy theo thời gian biểu đã được định sẵn, bởi vì cha mẹ không muốn trẻ tụt hậu so với bạn bè. Lúc nào bọn trẻ cũng cảm thấy chịu áp lực nặng nề phải hoàn thành mọi nhiệm vụ mà không hề có sự chọn lựa nào khác. Các bậc phụ huynh có thói quen tận dụng thời gian để con mình sử dụng “một cách hữu ích”, hơn là để cho chúng rảnh rỗi chơi đùa, khám phá và tự học hỏi. Thật ra, hầu hết cha mẹ đều chỉ đơn giản là muốn làm sao để trang bị cho con mình những gì tốt nhất cho tương lai. Tuy nhiên, họ sẽ sớm nhận ra rằng chúng khó mà theo kịp những gì đã hoạch định. Và cả cha mẹ lẫn con cái không sớm thì muộn cũng sẽ bị kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần. Những dấu hiệu cho thấy con bạn quá bận rộn với lịch làm việc dày đặc là, luôn cảm thấy mệt mỏi, kích động và đôi lúc chán nản; hay kêu nhức đầu, đau bụng, biếng ăn – có thể là hậu quả của stress; lúc nào cũng cảm thấy thiếu ngủ; không hoàn thành bài vở ở trường, dẫn đến tụt hạng trong lớp…

ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC

Sự quá tải cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu đến quan hệ bạn bè và cuộc sống ngoài xã hội của lứa tuổi mới lớn. Cuộc sống gia đình cũng chịu ảnh hưởng. Khi con phải đi học lớp thể dục nhịp điệu, cha đi tập tennis, mẹ đi học lớp nấu ăn, bữa ăn tối thường bị bỏ dở. Kết quả là nhiều gia đình hiếm khi có bữa ăn gia đình sum họp, mỗi dây liên lạc giữa cha mẹ và con cái cũng ngày càng lỏng léo.

Chìa khóa quan trọng để cải thiện tình trạng này là cần phải hoạch định thời gian biểu một cách hợp lý, lựa chọn những hoạt động phù hợp với lứa tuổi, tính cách, sở thích, năng khiếu của từng đứa trẻ. Nếu các hoạt động quá tầm, trẻ sẽ bị nản lòng. Nếu không phù hợp với sở thích, trẻ sẽ cảm thấy chán, không có hứng thú. Và khi trẻ làm việc đó chỉ để làm hài lòng cha mẹ, thì rõ ràng bạn đã thất bại trong việc hướng đến mục tiêu cao nhất.

NÊN GIÚP TRẺ

- Đặt ra các nguyên tắc về thời gian cho từng hoạt động: Ví dụ mỗi một mùa hè chỉ cho trẻ học hoặc chơi một môn thể thao, hoặc giới hạn chỉ hai buổi chiều hoặc tối mỗi tuần.

- Nắm rõ thời lượng cần thiết cho từng hoạt động: Cần bao nhiêu thời gian để làm bài tập ở nhà, thời gian cần thiết để tập môn bóng đá là hai lần một tuần, ngay sau giờ học chiều cho đến giờ ăn tối…

- In ra một cái lịch cụ thể để theo dõi và thực hiện: Dán nó trên cửa tủ lạnh hoặc những nơi dễ thấy để mọi người có thể theo dõi và dễ dàng cập nhật.

- Cố gắng cân đối thời gian dành cho tất cả các con bạn và của chính bạn: Đừng bắt một đứa phải làm quá nhiều việc, còn đứa kia thì có quá nhiều thời gian rảnh rỗi. Ngay cả chính bạn, cũng phải dành thời gian để làm những việc mình thích và thời gian cho gia đình.

- Định ra thứ tự ưu tiên: Bài vở trong trường là ưu tiên số một. Nếu trẻ đang trong giai đoạn ôn thi, nên cắt giảm bớt một vài hoạt động thể thao giải trí khác. Tuy nhiên, không phải như thế là không cho con thời giờ thư giãn.

- Biết khi nào phải nói “không”: Nếu con bạn đã làm quá nhiều việc và còn muốn nữa, phải biết cách dừng chúng lại. Không nên thấy con quá say mê học tập, học ngày đêm mà lấy làm tự hào. Điều đó có thể làm trẻ bị cận thị, căng thẳng thần kinh, tự kỷ… Vì vậy, nên khuyên con dành thời gian giải trí chút ít để não được thư giãn.

- Biết rõ tầm quan trọng của sự thư giãn: Tất cả mọi người đều cần phải thư giãn sau một thời gian làm việc căng thẳng. Vì vậy việc chạy xe đạp, đi bộ, chơi game, nghe nhạc, chơi đùa với nhau, hoặc có khi chẳng làm gì cả,… điều đó rất cần thiết cho trẻ.

Tóm lại, các bậc cha mẹ đừng bao giờ quên rằng, trẻ con cần nhiều thời gian vui chơi để bộ não non nót không làm việc quá sức, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Trích giới thiệu bài viết của tác giả Đặng Trung Thành - đăng trên báo Giáo dục & Thời đại số tháng 10 (250) ngày 18/10/2013

 
Trang chủ Bản in Đầu trang Lưu trang Gửi trang Quay lui
Các bài khác.
Ứng xử khi con bị điểm kém
Ngăn ngừa tăng độ cận thị cho trẻ
Khủng hoảng tuổi vị thành niên, phụ huynh chớ xem nhẹ!
Gian truân dạy HS tự kỷ
Khi nào nên cho trẻ học ngoại ngữ?
Giúp con vượt qua khó khăn khi học lớp 1
Con bị cận thị, bạn đã biết cách chăm sóc đúng cách?
Kèm con học thế nào cho hiệu quả?
Kỹ năng sống cho trẻ vào lớp 1
Ngày 5-3-1930, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo "Phong trào Cách mạng Việt Nam" gửi Quốc tế Cộng sản Đông Dương
Sự kiện cần quan tâm
Học liệu đề kiểm tra các lớp - Năm học 2004-2005
Tập huấn Học thông qua chơi
Hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2024-2025
Các khoản thu đầu năm học 2024-2025
Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2024-2029
Tuyển sinh lớp 1 - Năm học 2024-2025
Danh sách tuyển sinh lớp 1 - Năm học 2024-2025
Chúc mừng các em Hs được Chủ tịch UBND quận Thanh Khê khen thưởng
Bảng cam kết chất lượng giáo dục - Năm học 2023-2024
 
 
 
THỐNG KÊ WEBSITE
Số người đang online: 16
Lượt truy cập: 726069
 
Website liên kết
Liên kết khác
  Copyright © 2005 - 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN. Thiết kế bởi VinaWise
Địa chỉ: 390 Hà Huy Tập, Q. Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng - Điện thoại: +84.0236.3842251